Chế tạo cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng trong các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, phụ tùng cơ khí, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.

 Tổng quan về ngành cơ khí chế tạo máy

1.1. Giới thiệu ngành học

Ngành cơ khí chế tạo máy được hiểu là ngành học mà các sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành về quá trình sản xuất ra các loại máy móc, thiết bị cũng như một số vật dụng hữu ích cho ô tô, máy bay và các loại phương tiện giao thông liên quan khác.

Sinh viên theo học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy cũng có thể tạo ra các linh kiện, thiết bị máy móc cho các hệ thống gia nhiệt hoặc thiết kế đồ dùng thiết yếu trong gia đình.

Ngành cơ khí chế tạo máy là ngành học được ứng dụng đa dạng trong các hoạt động sản xuất thực tế. Đây cũng chính là nơi mà các kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện quá trình chế tạo và tham gia các nhiệm vụ vận hành về quy trình sản xuất sản phẩm (cơ khí).

Đồng thời các kỹ sư sẽ chịu trách nhiệm về việc tối ưu hoá công đoạn sản xuất để luôn đảm bảo đúng tiến độ công việc, đáp ứng hiệu suất công việc cho nhà máy.

Theo đó mà ngành cơ khí chế tạo máy được sáng lập nên nhằm mục đích mô phỏng mọi hoạt động cho các đối tượng cũng như các quy chính ứng dụng thực tế quá trình sản xuất theo trình tự tối ưu hoá hiệu quả kinh tế, chi phí năng lượng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn một mẫu thiết kế chính thức.

1.2. Ngành cơ khí chế tạo máy học những gì?

Mỗi sinh viên khi theo học ngành cơ khí chế tạo máy sẽ được nhà trường đào tạo bài bản các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu cũng như huấn luyện các kỹ năng ứng dụng sản xuất thực tế.

Cụ thể, hầu hết các chương trình đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy sẽ tập trung đào tạo sinh viên kỹ năng thiết kế các mẫu chế tạo máy cũng như các linh kiện máy. Các loại sản phẩm được chế tạo thông thường là thiết bị hữu ích đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho sự phát triển của kinh tế cộng đồng.

Đồng thời sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng tổ chức thực hiện công đoạn gia công, chế tạo thành phẩm cũng như đóng góp các kỹ năng quản lý, điều hành quy trình gia công sao cho hợp lý nhất.

Kỹ năng thu thập thông tin cũng đóng vai trò rất quan trọng. Sinh viên sẽ được đào tạo quá trình phân tích các nhu cầu, giới hạn các mục tiêu thiết kế thông qua các điều kiện bắt buộc để có thể ứng phó được với nhiệm vụ công việc mà nhà máy đã bàn giao sau khi được nhận vào làm với cương vị kỹ sư cơ khí chính thức.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy sẽ làm việc ở đâu?

2.1. Cơ sở làm việc của sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy

Sau khi sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí chế tạo máy thì các bạn đã sở hữu các kiến thức chuyên môn cũng như nắm được các kỹ năng ứng dụng thực tiễn cần thiết. Do vậy mà các bạn sẽ được đảm nhận một số vị trí công việc tại các nhà máy sản xuất, các bộ phận phòng ban kỹ thuật, đảm nhận vị trí sửa chữa máy móc, kiểm tra giám sát quá trình lắp đặt linh kiện và vị trí vận hành dây truyền.

Chúng tôi xin giới thiệu : CƠ KHÍ CHẾ TẠO CAMPRO chuyên nghiệp nhất

Ngày nay nước Việt Nam ta đang không ngừng cải tiến và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp để có thể hội nhập cùng với nền kinh tế quốc tế sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO.

Chính vì thế mà các nhu cầu liên quan đến máy móc và thiết bị linh kiên sẽ là cơ hội lớn giúp các sinh viên đang theo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy càng trở nên rộng mở hơn rất nhiều.

Khi sinh viên đã tích lũy được các kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn với ngành học này thì trong tương lai các bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến với chức vụ cao tại các doanh nghiệp cơ khí hoặc làm giám đốc tại các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

Kinh nghiệm về đặt tên cho công ty cơ khí chế tạo

  • Khi đặt tên cho công ty, bạn cần lưu ý là tên phải có đủ cấu trúc đầy đủ loại hình và tên riêng. Tên riêng công ty không giống, không trùng lặp hay gây nhầm lẫn. Tên không chứa từ ngữ cấm. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).

Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

  • Ngành nghề kinh doanh là vấn đề cần quan tâm khi mở công ty. Mỗi ngành nghề sẽ có mã ngành và quy định riêng, do vậy, phải lưu ý trong việc chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Một số ngành nghề có thể tham khảo như SX sắt, thép, gang; SX kim loại màu và kim loại quý; SX thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại; Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; SX dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng; SX sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu…(Tham khảo thêm: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
  • Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay mà không cần xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. (Tham khảo ngay: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện).

Tổng kết

Liên hệ ngay với chúng tôi để gia công, chế tạo hay sở hữu những thiết bị cơ khí giá tốt với chất lượng đảm bảo nhất. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp phụ tùng và chế tạo cơ khí được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.